• NGUYÊN KHANG FOOD
      Thực phẩm tươi sống - Suất ăn chất lượng

    Những Thực Phẩm Không Nên Bảo Quản Trong Tủ Lạnh

    15:51, 06/08/2020

    Đa số chúng ta đều quen với việc cất thực phẩm trong tủ lạnh, từ trái cây, rau đến kẹo, bánh mì. Tủ lạnh có thể kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm nhưng cũng có thể gây hại cho chúng. Dưới đây là cách lưu trữ các loại thực phẩm khác nhau, theo khuyến cáo của Bright Side:

    Những thứ nên được cất trong tủ, chạn và tránh xa ánh sáng mặt trời:

    Giảm nguy cơ mắc ung thư ruột nhờ hành, tỏi
    Giảm nguy cơ mắc ung thư ruột nhờ hành, tỏi

    Bánh mì: Tốt nhất nên được giữ trong hộp kín và rắc một chút muối để tránh nấm mốc. Nếu bạn để nguyên ổ bánh mì trong túi đựng của siêu thị, nó sẽ mềm, nhưng nhiều khả năng sẽ bị phủ nấm mốc sau vài ngày.

    Chocolate: Rất dễ bảo quản. Bạn chỉ cần để chocolate ở nơi tối, lạnh. Khi cho chocolate vào tủ lạnh, sau một thời gian trên bề mặt chocolate sẽ xuất hiện một mảng trắng mờ, do hơi nước ngưng tụ lại.

    Mật ong: Không có thời hạn sử dụng nhất định, có thể kéo dài hàng năm nếu được bảo quản đúng cách. Bạn chỉ cần cất mật ong ở nơi tối, lạnh. Trong tủ lạnh, mật ong có thể kết tinh và mất một số dinh dưỡng.

    Dầu ô liu: Nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không nên để dầu ô liu vào tủ lạnh vì nhiệt độ thấp dẫn đến sự hình thành các mảnh màu trắng trong dầu, vốn là nước ngưng tụ.

    Hành, tỏi: Cách bảo quản hành tỏi tốt nhất là cho vào hộp nhỏ rồi cất vào trong tủ chạn, ở nơi khô, lạnh. Nếu nhiều hành, bạn có thể buộc chúng lại với nhau và treo lên.

    Những thứ có thể để được trên kệ bếp hoặc trên bàn ăn:

    Triển vọng cho trái bơ xuất khẩu
    Triển vọng cho trái bơ xuất khẩu


    Cam và các loại trái cây có múi khác: Có thể để ngay trên kệ bếp, chúng sẽ không hỏng quá nhanh. Nếu gọt vỏ rồi và ăn không hết, bạn nên lấy vỏ bọc lại và để trong túi kín.

    Bơ: Bảo quản bơ là một nhiệm vụ khó khăn. Nếu trái cây chín, bạn có thể giữ trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ cứu nó khỏi bị hỏng. Nhưng nếu trái chưa chín hoàn toàn, bạn không nên cho vào tủ lạnh vì cái lạnh sẽ làm chậm quá trình chín, thậm chí khiến bơ không chín được.

    Dưa chuột: có thể cất vào tủ lạnh, nhưng chỉ tươi một hai ngày. Thực tế, nhiệt độ thấp sẽ khiến dưa chuột hỏng rất nhanh. Để giữ cho dưa chuột tươi lâu, bạn nên giữ nó bên ngoài tủ lạnh, ở nơi tối và mát.

    Cà tím: Loại quả này không thể chịu được nhiệt độ thấp. Trong tủ lạnh, cà tím mềm và mất chất rất nhanh. Tốt nhất, nên để cà tím ở nhiệt độ phòng (25 độ C), tránh ánh nắng trực tiếp.

    Cà chua: Tủ lạnh khiến cà chua mất đi hương vị tự nhiên, ăn rất nhạt do không khí lạnh làm chậm quá trình chín tự nhiên của cà chua và phá hủy các màng mỏng bên trong cà chua.


    Những thứ để trong tủ lạnh là tốt nhất

    Những thứ để trong tủ lạnh là tốt nhất
    Những thứ để trong tủ lạnh là tốt nhất


    Trứng: Trứng có thể tươi lâu dù bảo quản trong tủ lạnh hay nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, không nên để trứng ở cánh tủ lạnh, vì cánh tủ phải mở ra mở vào, sự thay đổi nhiệt độ liên tục sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của trứng.

    Bột mì: Bảo quản bột mì tưởng dễ mà không dễ. Độ ẩm cao và nhiệt độ cao có thể dẫn đến sự xuất hiện của bọ và nấm mốc trong bột và bột cũng hỏng đến mức không ăn được nữa. Tốt nhất là cho bột vào một lọ kín, rồi cất vào tủ lạnh hoặc chạn bếp. Nhiệt độ phù hợp với bột mì là 10-18 độ C.

    Các loại hạt: Thực tế nhiều người để các loại hạt ở nhiệt độ phòng, nhưng đây không phải là lựa chọn tốt nhất. Ví dụ, hạnh nhân và quả óc chó chỉ có thể ngon trong 1-2 tuần ở nhiệt độ phòng, sau đó sẽ hỏng. Tốt hơn, hãy để các loại hạt tránh xa ánh sáng mặt trời, độ ẩm cũng như nhiệt độ cao.

    Cần tây: Cần tây tươi lâu nhất khi để trong tủ lạnh, nhưng đừng dùng màng nylon bọc cần tây- nó sẽ nhanh bị thối, thay vào đó hãy sử dụng lá nhôm.